Truyền thuyết Hàn Sơn Tự

Tượng Trương Kế ở bến Cô TôBến Cô Tô

Còn có truyền thuyết kể rằng - Hàn Sơn là một bần sĩ sống trang hang núi đá Thiên Thai, chỗ ở của Tế Điên Hòa Thượng ở. Trên núi có chùa Quốc Thanh nổi tiếng, bấy giờ do thiền sư Phong Can trụ trì. Hàn Sơn hay lui tới ngôi chùa này, giao du với Thập Đắc. Thập Đắc cũng không khá gi hơn – là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được Phong Cam lươm đem về chùa mà nuôi nấng. Thập Đắc quý Hàn Sơn, hay gom góp thức ăn, đựng trong một ống tre, cho Hàn Sơn mang đi. Thế nhưng Hàn Sơn không biết thân phận, đã không cảm ơn chùa mà còn chửi đời. Sách Tống cao tăng truyện viết "Hàn Sơn đi trong hành lang chùa, chốc chốc lại kêu gào chửi bới lăng mạ mọi người hoặc ngẩng mặt lên trời mà chửi đổng. Các bị trong chùa không chịu nổi vác gập đuổi thì Hàn Sơn lăn lộn, vỗ tay cười hà hà rồi bỏ đi. Quần áo rách bươm, mặt mũi hốc hác, đầu đội mũ bằng vỏ cây hoa, chân kéo lê đôi guốc mộc. Hàn Sơn và Thập Đắc thường bá cổ bá vai đi chơi với nhau và thường lui tới chùa Hàn Sơn hiện nay ở Tô Châu. Ngày nọ co vị quan là Lư Khâu Dẫn đến hỏi Phong Can, ở đây ai là người hiền. Phong Can là một thiền sư đắc đạo, cảm hóa được cả cọp, đáp: Có Hàn Sơn tức Văn Thù, Thập Đắc tức Phổ Hiền, dáng dấp của một người nghèo, điệu bộ như người cuồng. Lư Khân Dẫn đến chùa gặp hai vị đó liền cúi lạy vái chào, các vị sư khác kinh ngạc hỏi: "Ngài là quan to sao lại cúi chào kẻ cuồng phu". Hàn Sơn – Thập Đắc cười hà hà rồi nói: Phong Can lắm chuyện - rồi bỏ đi. Về sau, Lư Câu Dẫn đến tìm Hàn Sơn chỉ la lớn "Các người hãy cố gắng " rồi biến mất để lại cho chùa nhiều thơ ca. Còn Thập Đắc thì bỏ đi đâu không biết. Ngày nay hậu thế còn lại Hàn Sơn thi tập do Lưu Khâu Dẫn đề tựa và Đạo Kiều ghi chép, phụ thêm cả thơ của Thập Đắc và Phong Can, gồm hơn 300 bài, gọi chung là Tam Ẩn Tập. Sauk hi Hàn Sơn biến mất rồi thì chùa ở thì chùa ở Tô Châu mang tên Hàn Sơn để nhớ đến vị cuồng sĩ này. Trong chùa còn có tranh tượng của Hàn Sơn và Thập Đắc.